Review Sách “Hành trình về phương Đông”: Đi Giữa Ranh Giới Mơ Hồ Của Thế Giới Phương Đông

ifQH...7sYc
4 Apr 2024
27


Nếu là một mọt sách thì chắc hản chúng ta ít nhất đã từng nghe qua tên cuốn sách Hành trình về phương Đông, mình cũng vậy, cũng từng tò mò, từng có ham muốn mãnh liệt đọc cuốn sách được mệnh danh all time best selling book này, và quả thực trải nghiệm đọc cuốn sách này thật khó có thể truyền đạt bằng lời nói hay ngôn ngữ ký hiệu như chúng ta vẫn đang thấy ở đây. Nhưng quả thực mình vẫn muốn chia sẻ và để lại một chút gì đó cảm nhận của bản thân về những điều mình học được, mình suy ngẫm hay ít ra là cho rằng là những nội dung mà sách hướng tới. Hành trình về phương  Đông quả thực không phải là một cuốn sách dễ đọc giành cho những giây phút giải lao thư giãn, đó là một cuốn sách mang đậm tính minh triết, tôn giáo, rèn luyện thể xác, tinh thần, có thể coi là một cuốn sách tổng cương cho những cuốn sách self-help dạy bạn cách làm sao để sống vui sống khoẻ.

Hành trình về phương Đông giống với tên gọi của nó là về một chuyến đi, nhưng trùng hợp thay quá trình đọc cuốn sách này, độc giả cũng tựa như đang bước vào một hành trình … có thể gọi là tây du ký với 81 kiếp nạn, không phải ai cũng có thể kiên nhẫn đi hết con đường ấy, dù đi hết mà không có ngộ tính, trải nghiệm thì cũng khó có thể ngộ “chân kinh”. Chính bản thân mình cũng cảm thấy còn rất nhiều điều trong cuốn sách mà mình chưa thể cảm ngộ hay đồng tình được. Vậy Hành trình về phương Đông có gì?

Về tác giả Baird Thomas Spalding

Là một nhà văn tâm linh người Mĩ sống vào cuốn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ IX, những thông tin vè quê quán của ông hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Ông là nhà văn tâm linh với tác phẩm nổi tiếng Life and Teachng of the Masters of the Far East (tạm dịch: Cuộc đời các chân sư phương Đông).


Hầu hết cuộc đời của ông làm nghề khai thác mỏ ở miền Tây nước Mĩ, năm 1894 đánh dấu cuộc viễn đông nghiên cứu của ông cùng mười khác là bước khởi đầu cho sự ra đời của bộ sách “tai tiếng” nói trên

Về cuốn sách Hành trình về phương Đông

Thực ra từ lần đầu đọc mình đã thấy khá ngạc nhiên khi hành trình trong cuốn sách chủ yếu là cuộc thám hiểm nghiên cứu tại Ấn Độ, trên chuyến hành trình đó là những địa danh nổi tiếng, những thành phố hiêng liêng, thậm chí đến cả dãy Hi mã lạp sơn, mặc dù Ấn Độ được coi là một quốc gia nổi tiếng với nền tôn giáo đa dạng,nhưng đối với hai chữ phương Đông mà nói, Ấn Độ mới chỉ là một trong những cái nôi văn hoá lâu đời, Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu mình mới biết cuốn sách Hành trình về phương Đông chỉ là một phần trong bộ sách 6 quyển của tác giả kể về hành trình trải nghiệm những điều huyền bí và triết lý sống của Đông phương. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có một tác phẩm dịch của dịch giả Nguyên Phong về hành trình tại Ấn Độ của phái đoàn.

Phải nói đây là cuốn sách này đã khơi dậy được đa số mâu thuẫn và tranh cãi gay gắt, lần đầu tiên được xuất bản ở Ấn Độ năm 1924, từ đó cuốn sách đã làm bùng nổ những tranh cãi, nghi ngờ ở Anh, Mỹ, và sau đó là cả phương Tây. Không khó hiểu khi cuốn sách sau đó bị chính phủ Anh cấm phát hành.

Hành trình về phương Đông có thể coi là một cuốn hồi ký ghi lại hành trình của đoàn thám hiểm đến từ Anh sang Ấn Độ với mục tiêu ban đầu là ghi lại và tìm ra lời giải cho hàng loạt bí ẩn đằng sau tấm màn huyền bí của phương Đông trong con mắt “trí tuệ” và “khoa học” của những người Tây Phương. Nhưng sau những chặng đường, sau những lần gặp gỡ với những con người “phi phàm” cái nhìn về phương Đông của đoàn khoa học đã có sự thay đổi.

Này các nhà thông thái, các ông đã khám phá thế nào là mục đích cuộc đời chưa ? Nếu các ông chưa tự hỏi mục đích cuộc đời mình để làm gì thì ghi nhận, nghiên cứu có ích lợi gì đâu ? Khi chưa tìm được giải đáp cho chính mình thì các phúc trình, thống kể cũng vô ích thôi, có phải như thế không ?

Họ nhận ra những triết lý sâu xa về cuộc sống, hạnh phúc, về con người, giải thoát, … từ đó họ ngày càng bị cuốn vào hành trình khám phá chứ không còn đơn thuần là với mục đích phá giải những sự huyền bí ban đầu.

Tuy nhiên hành trình này cuối cùng đã phải chấm dứt bởi quyết định của chính quyền Anh quốc. Họ đã bị ra lệnh: hoặc buộc phải quy về và không được phép tiết lộ bất cứ điều gì về những chuyện đã trải qua ở Ấn Độ, hoặc buộc phải bỏ lại mọi thứ để tiếp tục theo đuổi hành trình. Cuối cùng, chỉ có 3 nhà khoa học lựa chọn tiếp tục cuộc hành trình, đi tìm những chân lý của cuộc sống, và tu hành tại dãy Hy mã lạp sơn. Trong đó có giáo sư Spalding. Cuốn sách bao gồm 10 chương với bố cục chủ yếu là mỗi chương đoàn thám hiểm sẽ gặp những đạo sư khác nhau được hướng dẫn thay đổi những suy nghĩ về triết lý, tâm linh ở những có thể chia làm hai phần: những minh triết về cuộc sống về con người và được giải thích về những phương pháp rèn luyện linh hồn và thể xác.

Lý giải về con người và cuộc sống

Khác với những nhà khoa học phương Tây muốn đi tìm hiểu những điều kỳ lạ, đặt chúng dưới ánh sáng khoa học, xem chúng bằng kính hiển vi để chứng minh những điều ấy không có thật, những đạo sư người Ấn coi những thuật pháp ấy là điều hiển nhiên, là thứ sẽ đến khi con người đạt đến mức độ phát triển tinh thần và thể xác ở một giai đoạn nhất định. Những thuật pháp siêu nhiên không phải điều mà họ hướng tới mà giống như những thứ “tất yếu” như tri giác con người. Ngay từ những chương đầu, cuộc đối thoạt của những thành viên trong đoàn cũng những đạo sư hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã nói lên sự khác biệt, ưu nhược điểm của văn hoá phương Đông và phương Tây: Âu châu theo đuổi những giá trị bên ngoài, sự mạnh mẽ của xác thịt, khối cơ, bắp thịt, luôn lý trí, duy vật thì phương cách sống của người phương Đông là cảm tính, sẵn sàng tin vào những điều kỳ bí, đôi khi là phù phiếm. Tuy nhiên cuốn sách chủ yếu cho thấy sự tác động tích cực của lối sông ấy đến sự tu hành và chiêm nghiệm của đạo sư và nền văn hoá phương Đông

Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà. Trong khi đó, người Á châu phát triển mạnh mẽ về sựsùng tín, bác ái, nhưng thiếu khả năng suy luận, để tình cảm chi phối nên họ có vẻ chịu đựng, nhượng bộ, khoan dung, dễ dãi. Cả hai đều không quân bình tuyệt đối, nên trong tương lai sẽ có các biến chuyển mạnh, xáo trộn để cả hai dân tộc có dịp học hỏi, hoà hợp với nhau.

Nói về vấn đề hạnh phúc, bình yên và giải thoát đi. Những đạo sư người Ấn có cách lý giải sâu sắc và triết lý về cách con người tận hưởng sự bình yên giản dị. Ai cũng mong muốn hạnh phúc, ai cũng mong muốn được bình yên, nhưng lòng con người luôn có tham niệm, muốn rồi lại tiếp tục muốn thêm nữa, giống như Alexander đại đế trong câu chuyện, ông tâm sự với Aristotle: con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ” ; Aristotle hỏi:”Rồi sao nữa?” Alexander suy nghĩ: “Sau đó con có thể ngủ một cách bình an”. Aristotle mỉm cười, “Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không?” Sự tĩnh lặng, bình yên không phân chia bằng phẩm cấp, giai tầng, dù hoàng đế hay dân thường chúng ta đều có quyền lựa chọn được tĩnh lẵng để bình yên. Chỉ tiếc giống như đa phần đạo sư Ấn Độ đã nói con người ưa thích vận động, ưa thích đấu tranh sẵn sàng từ bỏ những gì ngay trước mắt để tìm đến những gì xa xôi diệu vợi

Suy gẫm kỹ thì khoái cảm chẳng qua chỉ là phản ứng của lòng ta trước sự vật bên ngoài, nó lôi cuốn chúng ta. Các sự vật này khi thì tạo vui, lúc thì gây khổ. Hơn nữa cùng một sự vật mà có thể tạo vui hay gây khổ tuỳ lúc, bởi thế ta phải nhận thức rằng “Hạnh phúc” không có ở sự vật bên ngoài. Nếu nó là sự vật bên ngoài, chúng ta phải càng có hạnh phúc khi càng có nhiều sự vật mới đúng chứ. Thật sự, người giàu có, lắm sự vật, chưa chắc đã hạnh phúc hơn kẻ nghèo.

Dù sao, sự chấp nhận này cũng chưa đủ đem lại cho ta hạnh phúc, vì có hai nỗi đe doạ : sự ham muốn và sợ hãi. Chúng ta càng ham muốn thì càng sợ hãi, và càng sợ hãi lại càng đau khổ. Thay vì diệt trừ những đe doạ này, chúng ta lại quỳ luỵ chúng . Khi ham muốn lên tiếng, “hãy đạt được vật đó đi, rồi sẽ sung sướng”, thì chúng ta tin tưởng và tìm mọi cách đạt kỳ được vật đó. Nếu chúng ta không đạt được, thì chúng ta đau khổ, mà nếu đạt được thì ham muốn lại thúc dục ta tìm đến một vật khác nữa.

Hành trình về phương Đông có lẽ còn là câu chuyện để thấy chân diện mục của chúa? Vậy chúa là ai? Là Chris, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Không, không. Tuy Ấn Độ là quốc gia của tâm linh của những tôn giáo, tuy những đạo sư tu tập và cũng thờ phụng chúa nhưng họ không thiếu đi sự lí trí và tinh minh của bản thân mình. Theo hành trình của đoàn thám hiểm, theo lời kể, thuyết giáo của đạo sư ta có thể thấy chúa là bất cứ ai trong thế giới hiện nay, chúa là đấng sáng tạo tạo ra mọi thứ, nhưng không nắm giữ vận mệnh của ai như ta vẫn tưởng. mà thay vào đó chúa là tập hợp những giá trị tư tưởng tốt đẹp sắp xếp thế giới này một cách có trật tự, chúa có thể là bất cứ vị thần linh nào mà ta cầu nguyện, ẩn trong bất kỳ thân xác nào mà ta muốn nhìn thấy.

Các ông vẫn còn quan niệm rằng thượng đế là một ông già ngồi trên cao nắm quyền sinh sát, định đoạt số phận con người – đó là một quan niệm rất ấu trĩ. Thượng đế cao cả hơn nhiều, ngài sáng tạo và đặt tất cả vào một trật tử trong vũ trụ. Làm gì có việc ngài định đoạt số phận từng người như các ông nghĩ. Tất cả diễn tiến theo luật vũ trụ, nhân nào quả nấy, một lực nào cũng có một phản lực đi kèm đó là khoa vật lý chứ đâu phải gì xa lạ ?

Thật ngạc nhiên khi những thiền sư, đạo sự, chân sư Ấn Độ có học thức sâu rộng không chỉ lý giải những yếu tố khoa học tâm linh, những lá bài số phận của con người hoặc thậm chí là chúa lại được giải thích dưới góc nhìn của toán học, vật lý, sinh học? Liệu có gì thuyết phục hơn thệ?

Rèn luyện thể xác và tâm hồn

Không chỉ là một cuốn sách thuần minh triết và kinh viện, Hành trình về phương Đông còn có những lý giải về lịch sử, nguồn gốc và giá trị cao quý của những môn tu hành, trong đó phải kể đến yoga: Yoga bắt đầu từ đâu? Tập Yoga để làm gì? Như thế nào mới đạt được sự kỳ diệu của Yoga? Theo ghi chép, hồi ký của tác giả, yoga không chỉ là một môn thể dục để tập luyện làm thân thể dẻo dai mà còn hơn thế nữa, nó là sự sáng tạo của đấng thần thánh để khiến con người rèn luyện thân xác của mình từ đó đi đến kiểm soát tâm trí, kéo dài tuổi thọ

Vị đạo sư dùng cách lý giải rất khoa học để lý giải sức sống mãnh liệt của yoga từ khi ra đời đến nay cũng như sự huyền bí xung quanh bộ môn này.

Không chỉ rèn luyện bản thân qua Yoga, các vị đạo sư chân sư à đoàn thám hiểm gặp ở trên hành trình luôn khẳng định con đường tuy luyện là vô cùng vô tận, có vô vàn con đường phát triển bản thân khác nhau. Không phải con đường nào cũng là tuyệt đối. Việc tu tập bản thân không chỉ có ý nghĩa rèn luyện bản thân cho sự sống mà còn chuẩn bị cho sự chết? Chắc chúng ta đã không ít lần sợ chết? tò mò về cái chết.Vậy thì Hành trình về phương Đông là một gợi ý hoàn hảo cho những ai muốn lý giải về cái chết của cơ thể - đúng chính là thân xác của chúng ta

                   “Cái gì là chết? Thể xác này chết nhưng còn tôi, tôi có chết không ?

Nếu tôi là thể xác này, tôi chết nhưng tôi có phải là thể xác này không ? Nếu tôi không là thể xác này, tôi sẽ không chết, nhưng làm sao tìm ra điều này? Chỉ có một cách là kinh nghiệm sự chết”. Sau đó, ngài quyết tâm tham thiền, suy gẫm về đề tài này. Ngài tưởng tượng thân thể ngài đã chết, không còn thở, không còn cảm xúc. Với một ý chí mãnh liệt, ngài rút hết sinh lực ra khỏi thể xác và một ngày kia ngài thành công. Thân thể ngài cứng đơ, bất động như người chết, nhưng ngay lúc đó một quyền lực khôn tả phát ra từ đáy lòng và tràn ngập tâm tư ngài.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tác giả, những đạo sư gặp được trên đường ngày một nhiều và những điều thần kỳ gặp được trên đường ngày càng nhiều đến mức khiến bản thân mình phải tự hoài nghi về bản thân về thế giới quan xung quanh và đôi khi là thực sự khó tiếp nhận như: cách mà vị đạo sư chữa các bệnh nan y cho những tín đồ xung quanh hoặc cách vị bác sĩ hồi tưởng lại hình ảnh vị đức mẹ cứu rỗi bệnh nhân của mình. Không khó để hiểu được tại sao cuốn sách này lại gây nên những tranh cãi gay gắt như thế.

Lời kết

Tuy nhiên không thể phủ nhận Hành trình về phương Đông là cuốn sách đáng đọc, đáng để ta suy ngẫm về số phận và mục đích của bản thân, nhất là chữ “tĩnh” trong xã hội hiện nay. Không phải ai cũng dễ mở lòng để tiếp nhận những tư tưởng mới, những suy tư vượt ngoài nhu cầu của con người, đi ngược lại mong muốn và nhu cầu cũng như những định kiến đã ăn sâu bén rễ trong xã hội ngày nay.

Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi

đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ. Các bạn muốn nghiên cứu học hỏi những minh triết của xứ Ấn, nhưng vẫn giữ thành kiến của người Âu, khinh bỉ mọi sự thì có khác chi ly nước đầy, làm sao rót thêm nước vào được nữa ?


BULB: The Future of Social Media in Web3

Learn more

Enjoy this blog? Subscribe to Gaotienty

0 Comments